banner chinh

Khi phụ nữ trên đỉnh cao của thể thao


Thể thao là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống với mọi đối tượng. Ở khía cạnh chuyên nghiệp, các Vận động viên đều phải kiên trì tập luyện để có thể đạt được thành tích. Không chỉ là nam mà nữ giới luôn mang về những chiến tích huy hoàng cho nền thể thao nước nhà.

Nhắc đến thể thao, người ta thường nghĩ ngay đến những nam vận động viên (VĐV) bởi đây là hoạt động đòi hỏi thể chất rất lớn từ phái mạnh. Song, nói thế không có nghĩa rằng lĩnh vực trên không dành cho phái nữ. Chúng ta có thể thấy đa số các môn thể thao mà nam thi đấu được thì nữ cũng không ngoại lệ. Từ thế giới thu nhỏ về Việt Nam, chúng ta đều có những nữ VĐV xuất Thể thao là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống với mọi đối tượng. Ở khía cạnh chuyên nghiệp, các Vận động viên đều phải kiên trì tập luyện để có thể đạt được thành tích. Không chỉ là nam mà nữ giới luôn mang về những chiến tích huy hoàng cho nền thể thao nước nhà sắc ở nhiều bộ môn khác nhau.

Chắc hẳn với người hâm mộ thể thao Việt Nam, chúng ta không thể nào quên và lấy làm tự hào khi chứng kiến đội tuyển quốc gia nữ xuất sắc giành tấm vé lịch sử đến với World Cup 2023. Có thể nói “Những cô gái vàng bóng đá Việt Nam” đã lập nên chiến tích vẻ vang khi góp mặt tại Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Dù có hơi khập khiễng khi so sánh giữa đội tuyển nam và đội tuyển nữ nhưng chúng ta sẽ phải thán phục trước thầy trò HLV Mai Đức Chung. Nên nhớ rằng, bóng đá nữ không được đầu tư và quan tâm nhiều như những VĐV nam quốc gia. Tuy nhiên, các nữ tuyển thủ vẫn làm được điều mà bất kỳ đội tuyển trên thế giới đều mong muốn đạt được, đó là giành tấm vé góp mặt ở World Cup.

Quay ngược về Thế vận hội Brazil 2016, chúng ta thật tự hào khi chứng kiến điểm bắn quyết định của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Với rất nhiều áp lực từ phía đối thủ, VĐV của Việt Nam thực sự bản lĩnh để mang về điểm số quyết định, qua đó giúp anh giành lấy tấm HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam ở Thế vận hội năm đó.

Nữ tướng bắn súng Việt Nam, HLV Nguyễn Thị Nhung

Chúng ta đều nói về sự xuất sắc của Hoàng Xuân Vinh, nhưng ít ai biết rằng người đứng sau thành công ấy chính là một nữ HLV cấp quốc gia – Nguyễn Thị Nhung. Trong chương trình Sport Forum 2022 do WLIN Golbal tổ chức với chủ đề “Women in Sport”, Nguyễn Thị Nhung tự hào chia sẻ về thành tích của bản thân cũng như người đồng nghiệp Hoàng Xuân Vinh.

Cũng tại đây, HLV trưởng ĐT bắn súng Việt Nam tiết lộ đã có rất nhiều thời điểm mà hai chữ “bỏ cuộc” đã đến với người đồng nghiệp nhưng chị luôn động viên với quan điểm: “Chúng ta thất bại chính là con đường dẫn đến thành công”. Vai trò của một người đồng hành như HLV Nguyễn Thị Nhung là vô cùng to lớn đối với những VĐV thể thao chuyên nghiệp, đặc biệt khi tham gia các giải đấu tầm châu lục và thế giới.

Không chỉ là nữ tướng ở bắn súng Việt Nam, Nguyễn Thị Nhung còn đang vận hành hai công ty kinh doanh về thể thao với mong muốn tài trợ và đồng hành cùng các VĐV thời kỳ “hậu đỉnh cao”. Xuất thân từ một VĐV đi lên, hơn ai hết chị hiểu được những khó khăn của họ: “Các VĐV ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Chính cá nhân tôi xuất phát là một VĐV cho đến HLV, tôi nhận thấy các bạn vất vả nhiều quá. Khi các VĐV cống hiến thời gian của mình cho thể thao thì các bạn không có nguồn thu nào ngoài nguồn thu mà Nhà nước chi trả. Xuất phát từ tình yêu thương đó, tôi luôn trăn trở là làm sao để các bạn có thêm nguồn thu nhập. Tôi luôn nói với bàn thân rằng sau khi kết thúc sự nghiệp HLV, tôi sẽ dùng mối quan hệ, liên kết các doanh nghiệp để có thể tài trợ cho các VĐV”.

HLV Nguyễn Thị Nhung được Liên đoàn bắn súng thế giới công nhận là một trong 92 HLV sở hữu bằng PRO ở 27 quốc gia. Ở SEA Games 31 vừa qua, chị cùng các VĐV đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra khi giành lấy 7 HCV, 6 HCB, 4 HCĐ.

Nữ hoàng Dancesport Khánh Thi

Chia sẻ góc nhìn của mình về VĐV nữ, Kiện tướng dancesport Khánh Thi cho biết, VĐV không chỉ đơn giản là thi đấu mà việc xây dựng hình ảnh cá nhân là điều hết sức cần thiết. Theo đó, việc duy trì hình ảnh và thương hiệu cá nhân hiện nay không quá khó vì có thể ứng dụng các phương tiện truyền thông xã hội để lan tỏa. Chính chị đã đưa được dancesport đến học đường, sàn diễn thời trang, truyền hình. Chị cũng chia sẻ cách chị đã hướng dẫn cho các VĐV dancesport trẻ về cách xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua mạng xã hội một cách thành công. Hiện tại, Nữ hoàng dancesport Khánh Thi cùng chồng là Kiện tướng dancesport Phan Hiển đang điều hành Học viện Khánh Thi Academy (KTA) chuyên đào tạo dancesport cho thế hệ trẻ. Chị cũng thường xuyên đào tạo vận động viên khiêu vũ thể thao cho đội tuyển quốc gia.

Hoa khôi thể thao Kim Oanh

Năm 1993, Kim Oanh trở thành Hoa khôi thể thao đầu tiên của Việt Nam. Tham gia cuộc thi với Slogan là “Khỏe - Đẹp - Thời trang”, chị mang trong mình sứ mệnh làm sao để luôn khỏe và đẹp. Cuộc thi đã mang lại cho chị những trải nghiệm vô cùng quý giá, giúp chị tự tin hơn và duy trì thói quen tập luyện thể thao như một sứ mệnh. Chị cũng chia sẻ, danh hiệu Hoa khôi Thể thao năm ấy đã tạo bước đệm cho sự nghiệp sau này của mình. 

Hiện tại Kim Oanh đang điều hành 2 công ty. Sự mạnh mẽ, sức bền, tỉnh táo, minh mẫn, bản lĩnh đến từ thể thao đã giúp chị vượt qua khó khăn và thăng trầm trong kinh doanh. Suốt 20 năm qua, chị luôn tâm niệm, phải khỏe trước rồi mới đẹp sau. Hoa khôi thể thao Kim Oanh cũng mong các đơn vị quan tâm giúp các VĐV thể thao xây dựng được thương hiệu cá nhân thông qua các hoạt động tiếp thị thể thao, để “tên tuổi của VĐV lọt vào tâm trí khách hàng”. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh - Phó Viện trưởng Viện Hoa Sen Academy – HSA

Theo tiến sĩ Hiền Thanh, thể thao không đơn thuần là hoạt động thể chất mà nó còn gắn liền với kinh tế. Ở Đại học Hoa Sen, các bộ môn tại SEA Games 31 vừa qua đều được đưa vào giảng dạy như một chuyên ngành liên quan đến kinh tế thể thao. Tại đây, vị tiến sĩ cũng gửi lời cám ơn đến các doanh nghiệp đã luôn đồng hành và tài trợ cho các VĐV thời gian qua. Bà hy vọng điều này tiếp tục được duy trì và phát huy để giúp nền thể thao nước nhà luôn vững vàng về kinh tế, đặc biệt là các VĐV. 

Có thể khẳng định, khoảng thời gian “hậu thể thao” của các VĐV là thời điểm rất cần sự quan tâm của nhà nước và doanh nghiệp, đặc biệt là các VĐV nữ. Đây cũng là đề tài làm nhức nhối xã hội mà Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương đã đưa ra, với mong mỏi và tâm huyết của chị nhiều năm qua trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho VĐV thể thao thành tích cao Việt Nam, nhằm hướng đến cuộc sống của các VĐV, đặc biệt là giai đoạn sau khi giải nghệ

 

BÌNH LUẬN